Đề xuất tiếp tục giảm thuế giá trị gia tăng 2% đến 31/12/2024

Theo Bộ Tài chính, việc xây dựng dự án Nghị quyết của Quốc hội về giảm thuế giá trị gia tăng 2% nhằm mục tiêu kích cầu tiêu dùng, phù hợp với bối cảnh kinh tế hiện nay.

Việc xây dựng dự án Nghị quyết của Quốc hội về giảm thuế giá trị gia tăng 2% nhằm mục tiêu kích cầu tiêu dùng, phù hợp với bối cảnh kinh tế hiện nay

Việc xây dựng dự án Nghị quyết của Quốc hội về giảm thuế giá trị gia tăng 2% nhằm mục tiêu kích cầu tiêu dùng, phù hợp với bối cảnh kinh tế hiện nay

Bộ Tài chính đang đề nghị xây dựng dự án Nghị quyết của Quốc hội về giảm thuế giá trị gia tăng (GTGT) 2%.

3 lần giảm thuế giá trị gia tăng kích cầu tiêu dùng

Theo Bộ Tài chính, tính từ năm 2020-2023, tổng trị giá của các gói miễn, giảm, gia hạn các loại thuế, phí, lệ phí và tiền thuê đất lên đến khoảng 700 nghìn tỷ đồng.

Tính đến thời điểm này, Quốc hội đã 3 lần ban hành giảm thuế giá trị gia tăng hỗ trợ nền kinh tế. Cụ thể là: Lần 1, từ 1/2 đến 31/12/2022. Lần 2 từ 1/7 đến 31/12/2023. Lần 3 từ 1/1 đến 30/6/2024. Qua 3 lần triển khai, ngân sách nhà nước có thể hụt thu nhưng kích cầu tiêu dùng, thúc đẩy tăng trưởng.

Trong 4 tháng đầu năm 2024, số thuế GTGT được giảm theo Nghị quyết số 110/2023/QH15 khoảng 15,488 nghìn tỷ đồng. Ngoại trừ tháng 2 có kỳ nghỉ Tết, bình quân tháng 1 và tháng 3 số thuế GTGT ở khâu nhập khẩu giảm vào khoảng 1,5 nghìn tỷ đồng/tháng và dự kiến khâu nội địa khoảng 2,5 nghìn tỷ đồng/tháng. Như vậy, trong 6 tháng đầu năm 2024, dự kiến số thu giảm khoảng 23,488 nghìn tỷ đồng. Nếu tiếp tục thực hiện chính sách giảm thuế GTGT cho 6 tháng cuối năm thì dự kiến cả năm 2024 giảm thu khoảng 47,488 nghìn tỷ đồng.

Như vậy, trong 6 tháng đầu năm 2024, dự kiến số thu giảm khoảng 23,488 nghìn tỷ đồng. Nếu tiếp tục thực hiện chính sách giảm thuế GTGT cho 6 tháng cuối năm thì dự kiến cả năm 2024 giảm thu khoảng 47,488 nghìn tỷ đồng.

Đề xuất tiếp tục giảm thuế giá trị gia tăng 2% đến 31/12/2024

Bộ Tài chính cho biết, việc xây dựng dự án Nghị quyết của Quốc hội về giảm thuế giá trị gia tăng 2% nhằm mục tiêu kích cầu tiêu dùng, phù hợp với bối cảnh kinh tế hiện nay, qua đó thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh sớm phục hồi và phát triển để đóng góp trở lại cho ngân sách nhà nước (NSNN) cũng như nền kinh tế để thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021 - 2025, Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội hàng năm, Kế hoạch cơ cấu lại nền kinh tế giai đoạn 2021 - 2025.

Theo đó, Bộ Tài chính đề xuất giảm 2% thuế suất thuế GTGT, áp dụng đối với các nhóm hàng hóa, dịch vụ đang áp dụng mức thuế suất 10% (còn 8%), trừ một số nhóm hàng hóa, dịch vụ sau: viễn thông, công nghệ thông tin, hoạt động tài chính, ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm, kinh doanh bất động sản, kim loại, sản phẩm từ kim loại đúc sẵn, sản phẩm khai khoáng (không kể khai thác than), than cốc, dầu mỏ tinh chế, sản phẩm hóa chất, sản phẩm hàng hóa và dịch vụ chịu thuế tiêu thụ đặc biệt.

Lý do lựa chọn giải pháp này là: Luật thuế GTGT hiện hành quy định 02 mức thuế suất thuế GTGT 5% và 10% (không kể mức 0% áp dụng đối với hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu; đối tượng không chịu thuế GTGT). Số thuế phải nộp = số thuế GTGT đầu ra - số thuế GTGT đầu vào. Hàng hóa, dịch vụ mua vào của cơ sở kinh doanh có loại áp dụng thuế suất 10%, 5% hoặc không chịu thuế GTGT. Do vậy, đối với hàng hóa, dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế GTGT 5% thì cơ bản số thuế GTGT đầu ra nhỏ hơn số thuế GTGT đầu vào nên cơ sở kinh doanh thường không phát sinh số thuế GTGT phải nộp. Đối với hàng hóa, dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế GTGT 10% thì sẽ phát sinh số thuế GTGT phải nộp (thuế GTGT đầu ra lớn hơn thuế GTGT đầu vào).

Việc thực hiện giảm thuế GTGT đối với các nhóm hàng hóa, dịch vụ trên đã được quy định tại Nghị quyết số 43/2022/QH15, Nghị quyết số 101/2023/QH15, Nghị quyết số 110/2023/QH15 và thực hiện ổn định trong năm 2022, năm 2023 và 6 tháng đầu năm 2024.

Dự kiến thời gian áp dụng từ ngày 01/07/2024 đến hết ngày 31/12/2024.

Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tính chung 4 tháng đầu năm 2024, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tăng 8,5% so với cùng kỳ năm trước (trong đó, tháng 1/2024 ước đạt 524,1 nghìn tỷ tăng 8,1% so với cùng kỳ năm trước; tháng 2/2024 ước đạt 509,7 nghìn tỷ đồng, tăng 8,5% so với cùng kỳ năm trước; tháng 3/2024 ước đạt 509,3 nghìn tỷ đồng tăng 9,2% so với cùng kỳ năm trước; tháng 4/2024 ước đạt 522,1 nghìn tỷ đồng, tăng 9% so với cùng kỳ năm trước).

Để kịp thời ứng phó với diễn biến tình hình kinh tế - xã hội, đồng thời cân nhắc, tính toán phù hợp với điều kiện thực tế, cần triển khai quyết liệt, hiệu quả các giải pháp hỗ trợ về thuế, phí, lệ phí và tiền thuê đất đã ban hành trong năm 2023 và nghiên cứu, đề xuất một số giải pháp về thuế, phí, lệ phí và tiền thuê đất cho năm 2024 như: tiếp tục xem xét giảm thuế GTGT 2%; gia hạn thuế GTGT, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế thu nhập cá nhân; giảm mức thu một số khoản phí, lệ phí và giảm tiền thuê đất như đã áp dụng trong năm 2023 để tiếp tục tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ cho hoạt động sản xuất kinh doanh.

Trên cơ sở đánh giá kết quả đạt được của giải pháp giảm thuế GTGT 2% theo Nghị quyết số 110/2023/QH15, việc tiếp tục thực hiện giảm thuế GTGT trong 6 tháng cuối năm 2024 nhằm hỗ trợ doanh nghiệp, người dân là cần thiết.

Chính sách giảm giá trị gia tăng 2% hiện nay

Hiện nay, chính sách giảm thuế giá trị gia tăng đang được Chính phủ ban hành tại Nghị định 94/2023/NĐ-CP. Theo đó, chính sách này như sau:

- Giảm thuế GTGT 2% cho nhóm hàng hóa, dịch vụ đang áp dụng mức thuế suất 10%.

- Các nhóm hàng hóa, dịch vụ dưới đây sẽ không được giảm 2%:

Viễn thông, hoạt động tài chính, ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm, kinh doanh bất động sản, kim loại, sản phẩm từ kim loại đúc sẵn, sản phẩm khai khoáng nhưng không bao gồm khai thác than, than cốc, dầu mỏ tinh chế, sản phẩm hóa chất.

Các loại hàng hóa, dịch vụ đang phải chịu thuế tiêu thụ đặc biệt.

Công nghệ thông tin.

- Áp dụng thống nhất việc giảm GTGT 2% tại các khâu nhập khẩu, sản xuất, gia công, kinh doanh thương mại. Riêng với mặt hàng than khai thác bán thì chỉ phụ lục I mới thuộc đối tượng được giảm thuế, các khâu khác ngoài khâu khai thác bán ra thì không được giảm thuế GTGT.

- Mức giảm thuế giá trị gia tăng:

Với phương pháp khấu trừ: Giảm 2%, tương đương chịu mức thuế giá trị gia tăng 8%.

Với phương pháp tính thuế theo tỷ lệ % trên doanh thu: Được giảm 20% mức tỷ lệ % để tính thuế GTGT khi xuất hóa đơn.

Xuân An

Nguồn Tạp chí Công thương: https://tapchicongthuong.vn/de-xuat-tiep-tuc-giam-thue-gia-tri-gia-tang-2--den-31-12-2024-121439.htm