Chiêm ngưỡng ngôi đình cổ độc đáo bậc nhất Kinh thành Thăng Long xưa

Trải qua thăng trầm suốt hơn 2.000 năm, Đình Chèm lặng lẽ nép mình bên bờ sông Hồng cuộn đỏ phù sa, là nơi thờ cúng, chốn sinh hoạt tín ngưỡng của người dân ba làng: làng Chèm (Thụy Phương), làng Xá (Hoàng Xá) và làng Liên (Liên Mạc).

Chiêm ngưỡng ngôi đình cổ độc đáo bậc nhất Kinh thành Thăng Long xưa.

Đình Chèm tọa lạc tại phường Thụy Phương (quận Bắc Từ Liêm, TP Hà Nội) phủ lên mình một lớp rêu phong của lịch sử.

Đình Chèm tọa lạc tại phường Thụy Phương (quận Bắc Từ Liêm, TP Hà Nội) phủ lên mình một lớp rêu phong của lịch sử.

Nơi đây phụng thờ Đức Thánh làng Chèm Thượng Đẳng Thiên Vương, tên là Lý Thân, còn gọi là Lý Ông Trọng. Được thờ cùng với Đức Thánh Chèm là Hoàng phi Bạch Tĩnh Cung sống dưới thời An Dương Vương.

Nơi đây phụng thờ Đức Thánh làng Chèm Thượng Đẳng Thiên Vương, tên là Lý Thân, còn gọi là Lý Ông Trọng. Được thờ cùng với Đức Thánh Chèm là Hoàng phi Bạch Tĩnh Cung sống dưới thời An Dương Vương.

Đình Chèm được thiết kế theo lối kiến trúc nội công ngoại quốc.

Đình Chèm được thiết kế theo lối kiến trúc nội công ngoại quốc.

Cổng tam quan hướng về sông Hồng, Nghi môn ngoại (một loại cổng có 3 lối đi thường thấy ở các đền, đình theo lối kiến trúc truyền thống của người Việt).

Cổng tam quan hướng về sông Hồng, Nghi môn ngoại (một loại cổng có 3 lối đi thường thấy ở các đền, đình theo lối kiến trúc truyền thống của người Việt).

Ở phía ngoài có đủ đầy tứ linh: long, ly, quy, phụng quay ra bốn hướng.

Ở phía ngoài có đủ đầy tứ linh: long, ly, quy, phụng quay ra bốn hướng.

Bốn trụ biểu tương đối lớn, trên có câu đối, ở bốn góc trụ có đắp hình rồng uốn lượn, bốn mặt trụ là hình hổ phù lớn. Tất cả trang trí đắp bằng vữa đều còn dấu tích gắn mảnh sứ hoa lam - đặc trưng của nghệ thuật trang trí thời Nguyễn.

Bốn trụ biểu tương đối lớn, trên có câu đối, ở bốn góc trụ có đắp hình rồng uốn lượn, bốn mặt trụ là hình hổ phù lớn. Tất cả trang trí đắp bằng vữa đều còn dấu tích gắn mảnh sứ hoa lam - đặc trưng của nghệ thuật trang trí thời Nguyễn.

Nghi môn nội xây theo kiểu ba gian, bốn mái và năm cửa ra vào. Khu nhà bia, sân đình, tả - hữu mạc, phương đình tám mái và tòa đại bái cùng hậu cung tạo thành hình chữ Công.

Nghi môn nội xây theo kiểu ba gian, bốn mái và năm cửa ra vào. Khu nhà bia, sân đình, tả - hữu mạc, phương đình tám mái và tòa đại bái cùng hậu cung tạo thành hình chữ Công.

Đình Chèm đặc biệt hơn nhiều ngôi đình khác là ngoài phương đình ở chính giữa, còn có 2 nhà bia hình vuông ở hai bên gọi là tiểu phương đình. Cả ba phương đình đều được dựng theo kiểu thức chồng diêm hai tầng tám mái, điểm biểu tượng "lưỡng long chầu nguyệt". Vào dịp hội, người ta căng nhiễu, vải đỏ kín để thực hiện lễ Mộc dục (tắm tượng). Năm 1990, Đình Chèm được công nhận là Di tích lịch sử văn hóa cấp Quốc gia.

Đình Chèm đặc biệt hơn nhiều ngôi đình khác là ngoài phương đình ở chính giữa, còn có 2 nhà bia hình vuông ở hai bên gọi là tiểu phương đình. Cả ba phương đình đều được dựng theo kiểu thức chồng diêm hai tầng tám mái, điểm biểu tượng "lưỡng long chầu nguyệt". Vào dịp hội, người ta căng nhiễu, vải đỏ kín để thực hiện lễ Mộc dục (tắm tượng). Năm 1990, Đình Chèm được công nhận là Di tích lịch sử văn hóa cấp Quốc gia.

Lễ hội Chèm là lễ hội lớn trong vùng, diễn ra từ ngày 14 đến ngày 16 tháng 5 âm lịch, trong đó, ngày 15 là ngày hội chính.

Lễ hội Chèm là lễ hội lớn trong vùng, diễn ra từ ngày 14 đến ngày 16 tháng 5 âm lịch, trong đó, ngày 15 là ngày hội chính.

Theo sử sách để lại, lễ hội Đình Chèm được tổ chức để kỷ niệm ngày thắng trận khải hoàn mở hội mừng công và làm lễ cầu siêu cho các tướng sĩ của Đức Thánh Lý Ông Trọng trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược phương Bắc. Nhưng sâu xa hơn là nghi lễ cầu mưa thuận gió hòa, cho mùa màng bội thu của cư dân nông nghiệp đồng bằng sông Hồng.

Theo sử sách để lại, lễ hội Đình Chèm được tổ chức để kỷ niệm ngày thắng trận khải hoàn mở hội mừng công và làm lễ cầu siêu cho các tướng sĩ của Đức Thánh Lý Ông Trọng trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược phương Bắc. Nhưng sâu xa hơn là nghi lễ cầu mưa thuận gió hòa, cho mùa màng bội thu của cư dân nông nghiệp đồng bằng sông Hồng.

Đình Chèm là một trong những ngôi đình cổ xưa bậc nhất tồn tại gần như nguyên vẹn ở Việt Nam.

Đình Chèm là một trong những ngôi đình cổ xưa bậc nhất tồn tại gần như nguyên vẹn ở Việt Nam.

Mặc dù có bị hư hao theo năm tháng, nhưng với chân tâm phụng thờ, người dân quanh vùng đã cố gắng gìn giữ từng chút một. Bên cạnh đó, nhiều người cũng cho rằng chính sự linh thiêng của ngôi đền đã tự nó nói giữ sự vẹn nguyên này.

Mặc dù có bị hư hao theo năm tháng, nhưng với chân tâm phụng thờ, người dân quanh vùng đã cố gắng gìn giữ từng chút một. Bên cạnh đó, nhiều người cũng cho rằng chính sự linh thiêng của ngôi đền đã tự nó nói giữ sự vẹn nguyên này.

Tuấn Anh

Nguồn SK&ĐS: https://suckhoedoisong.vn/chiem-nguong-ngoi-dinh-co-doc-dao-bac-nhat-kinh-thanh-thang-long-xua-169231111213151007.htm