Các quốc gia NATO ngày càng đề cập nhiều hơn đến việc đưa quân tới Ukraine

Việc NATO đưa quân tới Ukraine ngày càng trở nên hiện hữu sau khi Tổng thống Pháp Macron đề xuất ý tưởng.

Hưởng ứng lời kêu gọi từ những thành viên NATO như Pháp, Ba Lan... Estonia đã ngỏ ý sẵn sàng đưa quân tới Ukraine, thậm chí còn là nước sớm nhất triển khai ý tưởng trên.

Hưởng ứng lời kêu gọi từ những thành viên NATO như Pháp, Ba Lan... Estonia đã ngỏ ý sẵn sàng đưa quân tới Ukraine, thậm chí còn là nước sớm nhất triển khai ý tưởng trên.

Chính phủ Estonia cho biết, họ đang xem xét khả năng gửi quân tới miền Tây Ukraine để thực hiện các nhiệm vụ hậu cần nhằm hỗ trợ binh sĩ địa phương, Cố vấn An ninh của Tổng thống Madis Roll cho biết trong cuộc trả lời phỏng vấn tờ Breaking Defense.

Chính phủ Estonia cho biết, họ đang xem xét khả năng gửi quân tới miền Tây Ukraine để thực hiện các nhiệm vụ hậu cần nhằm hỗ trợ binh sĩ địa phương, Cố vấn An ninh của Tổng thống Madis Roll cho biết trong cuộc trả lời phỏng vấn tờ Breaking Defense.

Tuy vậy ông Roll nhấn mạnh, binh lính Estonia sẽ không trực tiếp tham gia chiến sự: “Chúng tôi đang nói riêng về hoạt động hỗ trợ hậu cần, điều này sẽ giúp giải phóng binh sĩ Ukraine ở tuyến sau để họ có thể ra tiền tuyến”.

Tuy vậy ông Roll nhấn mạnh, binh lính Estonia sẽ không trực tiếp tham gia chiến sự: “Chúng tôi đang nói riêng về hoạt động hỗ trợ hậu cần, điều này sẽ giúp giải phóng binh sĩ Ukraine ở tuyến sau để họ có thể ra tiền tuyến”.

Quân đội Estonia nếu được triển khai trên đất Ukraine sẽ thực hiện vai trò liên quan đến hậu cần bao gồm hỗ trợ y tế, sửa chữa thiết bị quân sự và một vài nhiệm vụ khác.

Quân đội Estonia nếu được triển khai trên đất Ukraine sẽ thực hiện vai trò liên quan đến hậu cần bao gồm hỗ trợ y tế, sửa chữa thiết bị quân sự và một vài nhiệm vụ khác.

Sự hiện diện (nếu có) của binh sĩ Estonia trên đất Ukraine sẽ nhằm mục đích tăng cường cơ sở hạ tầng hậu phương của Lực lượng Vũ trang Ukraine, đóng góp đáng kể vào khả năng phòng thủ của quốc gia Đông Âu.

Sự hiện diện (nếu có) của binh sĩ Estonia trên đất Ukraine sẽ nhằm mục đích tăng cường cơ sở hạ tầng hậu phương của Lực lượng Vũ trang Ukraine, đóng góp đáng kể vào khả năng phòng thủ của quốc gia Đông Âu.

Mặc dù Nga luôn cảnh báo sự hiện diện của binh sĩ NATO tại Ukraine sẽ trực tiếp lôi kéo liên minh quân sự này vào cuộc chiến, tuy nhiên phương Tây và Kyiv không cho thấy họ thực sự xem trọng lời đe dọa.

Mặc dù Nga luôn cảnh báo sự hiện diện của binh sĩ NATO tại Ukraine sẽ trực tiếp lôi kéo liên minh quân sự này vào cuộc chiến, tuy nhiên phương Tây và Kyiv không cho thấy họ thực sự xem trọng lời đe dọa.

Đề xuất đưa binh sĩ Estonia tới Ukraine vẫn đang được thảo luận và cần có sự chấp thuận từ các cấp lãnh đạo cao. Nếu quyết định này được thông qua, quân nhân đất nước Baltic sẽ được điều động tới miền Tây Ukraine trong vài tháng tới.

Đề xuất đưa binh sĩ Estonia tới Ukraine vẫn đang được thảo luận và cần có sự chấp thuận từ các cấp lãnh đạo cao. Nếu quyết định này được thông qua, quân nhân đất nước Baltic sẽ được điều động tới miền Tây Ukraine trong vài tháng tới.

Việc Quân đội Estonia tiến vào Ukraine dù chỉ làm nhiệm vụ hậu cần có thể là bước mở đầu để Chính phủ Ba Lan đưa ra quyết định tương tự nhưng "triệt để" hơn rất nhiều lần.

Việc Quân đội Estonia tiến vào Ukraine dù chỉ làm nhiệm vụ hậu cần có thể là bước mở đầu để Chính phủ Ba Lan đưa ra quyết định tương tự nhưng "triệt để" hơn rất nhiều lần.

Giới chức chính trị và quân sự Ba Lan thời gian qua liên tục nói về sự cần thiết phải đưa quân tới giúp Ukraine bảo vệ biên giới giáp Belarus, nhằm "giải phóng" nhóm lớn binh sĩ đồn trú tại đây, để họ có thể sang Donbass tham chiến.

Giới chức chính trị và quân sự Ba Lan thời gian qua liên tục nói về sự cần thiết phải đưa quân tới giúp Ukraine bảo vệ biên giới giáp Belarus, nhằm "giải phóng" nhóm lớn binh sĩ đồn trú tại đây, để họ có thể sang Donbass tham chiến.

Ngoài Estonia hay Ba Lan thì Thụy Điển - quốc gia vốn duy trì chính sách trung lập trong thời gian dài, nhưng ngay sau khi gia nhập Liên minh quân sự Bắc Đại Tây Dương đã cho thấy mình là một thành viên rất tích cực.

Ngoài Estonia hay Ba Lan thì Thụy Điển - quốc gia vốn duy trì chính sách trung lập trong thời gian dài, nhưng ngay sau khi gia nhập Liên minh quân sự Bắc Đại Tây Dương đã cho thấy mình là một thành viên rất tích cực.

Bộ trưởng Quốc phòng Thụy Điển - ông Paul Johnson mới đây cho biết, Stockholm hiện chưa lên kế hoạch gửi quân tới Ukraine, nhưng sẵn sàng xem xét và thực hiện điều này nếu các nước khác đưa ra bước đi tương tự.

Bộ trưởng Quốc phòng Thụy Điển - ông Paul Johnson mới đây cho biết, Stockholm hiện chưa lên kế hoạch gửi quân tới Ukraine, nhưng sẵn sàng xem xét và thực hiện điều này nếu các nước khác đưa ra bước đi tương tự.

“Theo tôi hiểu, hiện chưa có sự đồng thuận vấn đề này (giữa các quốc gia tham dự cuộc họp ở Paris vào tháng 2). Vì vậy bây giờ chưa có đề xuất cụ thể về bước đi liên quan tới tình hình trên. Nhưng nếu nó xuất hiện, chúng tôi sẽ xem xét”, ông Johnson nhấn mạnh.

“Theo tôi hiểu, hiện chưa có sự đồng thuận vấn đề này (giữa các quốc gia tham dự cuộc họp ở Paris vào tháng 2). Vì vậy bây giờ chưa có đề xuất cụ thể về bước đi liên quan tới tình hình trên. Nhưng nếu nó xuất hiện, chúng tôi sẽ xem xét”, ông Johnson nhấn mạnh.

Tuyên bố của Bộ trưởng Quốc phòng Thụy Điển được đưa ra trong bối cảnh đang diễn ra các cuộc thảo luận tích cực về việc gửi nhân viên quân sự nước ngoài tới Ukraine.

Tuyên bố của Bộ trưởng Quốc phòng Thụy Điển được đưa ra trong bối cảnh đang diễn ra các cuộc thảo luận tích cực về việc gửi nhân viên quân sự nước ngoài tới Ukraine.

Cuộc gặp ở Paris mà ông Johnson đề cập đã quy tụ đại diện từ nhiều quốc gia để thảo luận về việc hỗ trợ quân sự cho Ukraine, nhưng chưa đạt được sự đồng thuận nào liên quan tới gửi binh sĩ trực tiếp.

Cuộc gặp ở Paris mà ông Johnson đề cập đã quy tụ đại diện từ nhiều quốc gia để thảo luận về việc hỗ trợ quân sự cho Ukraine, nhưng chưa đạt được sự đồng thuận nào liên quan tới gửi binh sĩ trực tiếp.

Mặc dù vậy, mới đây phía Mỹ đã công nhận sự tham gia của đặc nhiệm Anh trên chiến trường Ukraine, tức là đã có hoạt động gửi quân đơn lẻ, điều này rất dễ dẫn tới hành động tương tự từ những thành viên NATO khác, mà không cần thiết cả khối phải ra văn bản chấp thuận.

Mặc dù vậy, mới đây phía Mỹ đã công nhận sự tham gia của đặc nhiệm Anh trên chiến trường Ukraine, tức là đã có hoạt động gửi quân đơn lẻ, điều này rất dễ dẫn tới hành động tương tự từ những thành viên NATO khác, mà không cần thiết cả khối phải ra văn bản chấp thuận.

Nguồn ANTĐ: https://anninhthudo.vn/cac-quoc-gia-nato-ngay-cang-de-cap-nhieu-hon-den-viec-dua-quan-toi-ukraine-post576664.antd