Nước Nga khó khăn: Không thu được tiền bán dầu, bị EU siết tài sản

Bất động sản Trung Quốc 'đóng băng' đã tạo cơ hội cho nhiều quốc gia châu Á, trong đó có Ấn Độ, Việt Nam và Hàn Quốc; Số phận tài sản của Nga đã được EU định đoạt;... là những tin tức đáng chú ý của thế giới tuần qua.

Nga thất bại trong nỗ lực thu hàng tỷ USD lợi nhuận từ khách hàng dầu mỏ

Tận dụng vị thế là một quốc gia "thân thiện" với Nga, các nhà máy lọc dầu ở Ấn Độ đã tận dụng cơ hội mua dầu giá rẻ của Nga kể từ khi xung đột Ukraine nổ ra vào tháng 2/2022 khiến phương Tây áp đặt lệnh trừng phạt và tạm dừng mua hàng.

Từ mức gần như bằng 0 vào tháng 1/2022, một tháng trước khi xung đột nổ ra, nhập khẩu dầu Nga của Ấn Độ tăng vọt lên 1,27 triệu thùng/ngày vào tháng 1/2023 – theo dữ liệu từ công ty nghiên cứu Vortexa.

Sau Trung Quốc, Nga đã trở thành nhà cung cấp hàng hóa lớn thứ 2 của Ấn Độ. Nước này đã nhập khẩu lượng hàng hóa trị giá 55,6 tỷ USD từ Nga trong năm 2023-2024, tăng 37% so với cùng kỳ năm trước, trong đó nhập khẩu xăng dầu chiếm phần lớn, lên tới 46 tỷ USD.

New Dehli cũng được phép thanh toán dầu Nga bằng đồng rupee nhưng phương thức này gặp phải vấn đề do các hạn chế của Ngân hàng Dự trữ Ấn Độ (RBI) ngăn cản việc chuyển rupee về Nga từ tài khoản ngân hàng Ấn Độ.

Xem thêm: Nga thất bại trong nỗ lực thu hàng tỷ USD lợi nhuận từ khách hàng dầu mỏ

Số phận tài sản Nga đã được EU định đoạt

“Các đại sứ EU đã đồng ý về nguyên tắc về các biện pháp liên quan đến nguồn thu bất thường xuất phát từ tài sản cố định của Nga”, Tổng thống Bỉ thông báo trên X (trước đây là Twitter) ngày 8/5.

Đề xuất này nhắm tới số tiền thu được từ 191 tỷ euro (205 tỷ USD) trong các quỹ của Nga hiện đang được giữ tại cơ quan thanh toán bù trừ Euroclear của Bỉ. Tổng cộng, các quốc gia phương Tây đã đóng băng khoảng 300 tỷ USD vốn chủ quyền của Moscow ở nước ngoài sau khi cuộc xung đột Ukraine nổ ra vào tháng 2/2024.

Theo Giám đốc điều hành Valerie Urbain của Euroclear, cơ quan này đã tạo ra lợi nhuận 2-3 tỷ euro hàng năm từ tài sản của Nga, tùy thuộc vào lãi suất.

Theo các nhà quan sát, việc sử dụng số tiền này sẽ không chỉ trừng phạt Nga mà còn giảm bớt một số gánh nặng cho cộng đồng quốc tế trong việc hỗ trợ các khu vực bị ảnh hưởng của Ukraine sau hơn hai năm chiến sự.

Truyền thông châu Âu cho hay các đại sứ của khối đã đồng ý “về nguyên tắc” tiến trình hành động nhưng văn bản pháp lý vẫn phải được Hội đồng EU phê chuẩn.

Theo đề xuất, EU hy vọng sẽ gửi 90% lợi nhuận để mua vũ khí cho Ukraine và 10% cho viện trợ phi quân sự, với đợt đầu tiên dự kiến vào tháng 7.

Được biết Bỉ sẽ tiếp tục đánh thuế doanh nghiệp 25% đối với doanh thu, trong khi Euroclear sẽ giữ 10% trước khi số tiền của Ngân hàng Trung ương Nga được gửi đến EU, nhằm tạo cho cơ quan thanh toán bù trừ một khoản đệm chống lại các vụ kiện tụng đang diễn ra và trong tương lai của Nga.

Xem thêm: Số phận tài sản Nga đã được EU định đoạt

Trung Quốc tích cực mua hàng Mỹ, kim ngạch nhập khẩu tăng 8,4% trong tháng 4

Cơ quan hải quan Trung Quốc ngày 9/5 công bố dữ liệu c>ho thấy nhập khẩu hàng hóa từ Mỹ,Liên minh châu Âu (EU) và Nga đã tăng trong tháng trước, mặc dù xuấtkhẩu sang cả ba nước này đều giảm.

Cụ thể, dữ liệu cho thấy trên toàn thế giới, xuất khẩu của Trung Quốc trong tháng 4 tính theo đồng USD tăng 1,5% so với cùng kỳ năm trước, trong khi nhập khẩu tăng 8,4%. Trước đó trong tháng 3, xuất khẩu và nhập khẩu đều giảm so với cùng kỳ năm ngoái.

Nhập khẩu của Trung Quốc từ Mỹ đã tăng 9% trong tháng 4 so với một năm trước, trong khi xuất khẩu giảm gần 3%.

Mỹ vẫn là đối tác thương mại lớn nhất của Trung Quốc trên cơ sở một quốc gia, trong khi Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) là đối tác thương mại lớn nhất của Trung Quốc trên cơ sở khu vực.

Xuất khẩu của Trung Quốc sang ASEAN đã tăng 8% trong tháng 4 so với cùng kỳ năm ngoái, trong khi nhập khẩu tăng 5%.

Ở chiều ngược lại, xuất khẩu của Trung Quốc sang EU giảm khoảng 3,5% trong khi nhập khẩu tăng gần 2,5%.

Xem thêm: Trung Quốc tích cực mua hàng Mỹ, kim ngạch nhập khẩu tăng 8,4% trong tháng 4

Bất động sản Trung Quốc gặp khó: Cơ hội cho Ấn Độ, Hàn Quốc và Việt Nam

Vào thời điểm "hoàng kim" của bất động sản (BĐS) thương mại Trung Quốc, việc tìm được một mặt bằng trống ở các tòa tháp văn phòng tại các thành phố thịnh vượng như Bắc Kinh và Thượng Hải rất khó khăn.

Tuy nhiên, kể từ thời điểm BĐS Trung Quốc bắt đầu đi xuống, kèm với việc chính phủ duy trì chính sách zero-Covid trong thời gian dài, phân khúc BĐS thương mại tại đại lục cũng không còn sáng giá như trước, bất chấp việc số lượng những không gian mới vẫn đang được xây dựng thêm.

Ngày càng có nhiều công ty theo chiến lược "Trung Quốc+1" – chuyển hoạt động sản xuất ra khỏi đại lục để giảm thiểu nguy cơ bị ảnh hưởng bởi sự rạn nứt trong quan hệ giữa Trung Quốc với Mỹ và Liên minh châu Âu. Theo đó, trọng tâm BĐS thương mại đã dịch chuyển từ Trung Quốc qua Ấn Độ, Hàn Quốc và Việt Nam.

Theo dữ liệu do công ty môi giới Jones Lang LaSalle (JLL) báo cáo, tổng diện tích cho thuê ở châu Á trong quý I/2024 cao hơn 5% so với mức trung bình trong 5 năm qua. Sự tích cực này trái ngược hoàn toàn với Mỹ, nơi tỷ lệ mặt sàn cho thuê thấp hơn 29% và châu Âu, thấp hơn 1/3 so với mức trung bình 5 năm. Còn tại Trung Quốc, giá nhà cho thuê quý I/2024 tại các thành phố Bắc Kinh và Thâm Quyến đã giảm 2-4% so với quý trước.

Xem thêm: Bất động sản Trung Quốc gặp khó: Cơ hội cho Ấn Độ, Hàn Quốc và Việt Nam.

Hà Vy

Nguồn Vietnam Finance: https://vietnamfinance.vn/bat-dong-san-chau-a-huong-loi-eu-ra-phan-quyet-ve-tai-san-cua-nga-d110622.html