Bảo vật tinh xảo trong mộ cổ 2.500 năm, không thể làm giả

Hiện bảo vật có '1-0-2' này đang được trưng bày tại Bảo tàng tỉnh An Huy, Trung Quốc, là một minh chứng cho sự kỳ diệu và tài năng của nghệ nhân cổ xưa.

Năm 1980, trong quá trình xây dựng công trường ở huyện Thư Thành, Trung Quốc, một hố đất kỳ lạ đã bất ngờ được phát hiện. Các nhà khảo cổ nhanh chóng đến và khám phá ra một ngôi mộ cổ lớn, được cho là từ thời Xuân Thu, Chiến Quốc hoặc nhà Hán, cách đây khoảng 2.500 năm. Mặc dù mộ này đã bị trộm mộ tấn công từ xa xưa, nhiều, bảo vật và di vật văn hóa quý vẫn được bảo quản tốt.

Trong số các di vật này, một chiếc đế trống bằng đồng đặc biệt thu hút sự chú ý của các chuyên gia.

Chiếc đế trống này có hình thù kỳ dị với các chi tiết "rồng chầu hổ phục", thể hiện uy quyền tối cao.

Có khoảng 98 ký tự khắc ở mặt trước và 52 ký tự ở mặt sau, cho thấy nó là một phần của trống cổ được sử dụng trong các cuộc chiến tranh và tế lễ.

Chiếc đế trống này có kích thước lớn, chiều cao 29 cm và đường kính 80 cm, và được chế tác bằng phương pháp đúc sáp chảy, một phương pháp đã bị thất truyền.

Các chuyên gia cho biết rằng ngay cả với công nghệ hiện đại ngày nay, rất khó để tạo ra một phiên bản tương tự của nó.

Điều này cho thấy tay nghề của những người thợ cổ xưa vô cùng tài ba.

Chiếc đế trống này hiện đang được trưng bày tại Bảo tàng tỉnh An Huy, Trung Quốc, là một minh chứng cho sự kỳ diệu và tài năng của nghệ nhân cổ xưa.

Mời quý độc giả xem thêm video: Cận cảnh tăng T59 số hiệu 337 vừa được công bố Bảo vật Quốc gia.

Thiên Trang (TH)

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/kho-tri-thuc/bao-vat-tinh-xao-trong-mo-co-2500-nam-khong-the-lam-gia-1976606.html