Bạc Liêu phát triển du lịch cộng đồng

Bạc Liêu hội đủ tiềm năng để phát triển du lịch cộng đồng, vì vậy tỉnh đang tập trung phát triển loại hình du lịch này, thông qua sự học hỏi kinh nghiệm của các tỉnh bạn.

Huyện Tịnh Biên là một trong những địa bàn du lịch trọng điểm của An Giang, nổi bật là núi Cấm và rừng tràm Trà Sư - những nơi đang phát triển du lịch cộng đồng vùng có đông đồng bào dân tộc Khmer với những giá trị văn hóa truyền thống. Các lễ hội của đồng bào dân tộc Khmer rất phong phú, đặc sắc mang nhiều lợi thế phát triển du lịch (cũng giống như Bạc Liêu và hầu hết các tỉnh Nam Bộ có đồng bào Khmer cùng sinh sống), như: Chôl-chnăm-thmây (lễ vào năm mới), Đôn-ta (lễ cúng ông bà), Oóc-om-bóc (lễ cúng Trăng)... Đặc biệt, huyện Tịnh Biên có lễ hội đua bò rất đặc sắc diễn ra vào dịp lễ Đôn-ta đã được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, hằng năm thu hút hàng vạn du khách.

Điều đáng học tập kinh nghiệm ở đây là chính quyền sở tại luôn tạo điều kiện cho người dân tự đứng ra tổ chức các hoạt động có tư vấn, hướng dẫn, tập huấn; sớm quan tâm việc đầu tư phát triển hệ thống dịch vụ và sản phẩm du lịch, trong đó chú trọng yếu tố đặc thù của đồng bào dân tộc Khmer.

Bên cạnh đó là việc xây dựng bãi đậu xe cho du khách, kết hợp với các cơ sở dịch vụ du lịch như: bán đồ ăn uống, quà lưu niệm, đặc sản... và xây dựng các cơ sở lưu trú cho khách theo mô hình nhà cộng đồng hoặc nghỉ tại nhà dân...

 Chùa Xiêm Cán được xây dựng vào năm 1887 với lối thiết kế theo phong cách của người Campuchia. Từng trụ cột, vách tường, mái nhà đều được chạm khắc tỉ mỉ và tinh xảo, giúp tăng thêm vẻ đẹp cho nơi đây. Chùa có không gian rộng rãi, thoáng mát và khi đến đây, bạn sẽ cảm nhận được sự yên bình và giúp cho tâm hồn mình được thư thái.

Chùa Xiêm Cán được xây dựng vào năm 1887 với lối thiết kế theo phong cách của người Campuchia. Từng trụ cột, vách tường, mái nhà đều được chạm khắc tỉ mỉ và tinh xảo, giúp tăng thêm vẻ đẹp cho nơi đây. Chùa có không gian rộng rãi, thoáng mát và khi đến đây, bạn sẽ cảm nhận được sự yên bình và giúp cho tâm hồn mình được thư thái.

 Đến thăm Bạc Liêu thì du khách không nên bỏ qua vườn nhãn cổ với hàng trăm cây nhãn tồn tại hơn trăm năm. Khi đến đây, ngoài tận hưởng không khí thoáng mát thì bạn còn được thưởng thức những quả nhãn tươi ngon, căng mọng, ngọt nước và nghe đờn ca tài tử dưới tán cây rất trữ tình.

Đến thăm Bạc Liêu thì du khách không nên bỏ qua vườn nhãn cổ với hàng trăm cây nhãn tồn tại hơn trăm năm. Khi đến đây, ngoài tận hưởng không khí thoáng mát thì bạn còn được thưởng thức những quả nhãn tươi ngon, căng mọng, ngọt nước và nghe đờn ca tài tử dưới tán cây rất trữ tình.

 Khu du lịch Nhà Mát là quần thể công viên giải trí và công viên nước nổi tiếng không thể bỏ qua khi tới Bạc Liêu. Nơi đây có bãi biển nhân tạo rộng và đẹp cùng vô vàn các trò giải trí thú vị từ cảm giác mạnh như tàu lượn trên không, nhà ma tới thư giãn như xem phim 3D

Khu du lịch Nhà Mát là quần thể công viên giải trí và công viên nước nổi tiếng không thể bỏ qua khi tới Bạc Liêu. Nơi đây có bãi biển nhân tạo rộng và đẹp cùng vô vàn các trò giải trí thú vị từ cảm giác mạnh như tàu lượn trên không, nhà ma tới thư giãn như xem phim 3D

 Bạc Liêu được coi là thủ phủ của cánh đồng muối ăn nước ta với diện tích khu vực sản xuất muối lớn nhất cả nước. 2 địa phương làm muối có tiếng là Hòa Bình và Đông Hải. Nghề làm muối ở đây đã phát triển hơn 100 năm, người dân có kỹ năng thực hành và truyền nghề riêng biệt, độc đáo.

Bạc Liêu được coi là thủ phủ của cánh đồng muối ăn nước ta với diện tích khu vực sản xuất muối lớn nhất cả nước. 2 địa phương làm muối có tiếng là Hòa Bình và Đông Hải. Nghề làm muối ở đây đã phát triển hơn 100 năm, người dân có kỹ năng thực hành và truyền nghề riêng biệt, độc đáo.

Để thu hút du khách, UBND huyện Tịnh Biên còn đặc biệt quan tâm phát triển du lịch làng nghề như: dệt thổ cẩm, các sản phẩm từ thốt nốt, nghiên cứu phát triển nghề làm tranh thốt nốt; khai thác các hoạt động văn hóa - nghệ thuật gắn với sinh hoạt cộng đồng phục vụ du lịch; khai thác các lễ hội truyền thống như đua bò, nghiên cứu phát triển thành sự kiện văn hóa - du lịch; thành lập các tổ hướng dẫn du lịch, xây dựng các bài thuyết minh hấp dẫn để giới thiệu với du khách về văn hóa Khmer; tổ chức chương trình du lịch thử nghiệm (farmtrip) mời đại diện các công ty DL và báo chí tham gia để giới thiệu, quảng bá về du lịch cộng đồng của đồng bào dân tộc Khmer.

Với những tiềm năng sẵn có, Bạc Liêu hoàn toàn có khả năng phát triển du lịch cộng đồng giống như An Giang, nhất là khi chùa Xiêm Cán (xã Vĩnh Trạch Đông, TP. Bạc Liêu) vừa được công nhận là điểm du lịch tiêu biểu cấp khu vực - một điểm cộng quan trọng. Và ngoài chùa Xiêm Cán, hiện Bạc Liêu còn khá nhiều chùa Khmer và những điểm du lịch khác cũng có nhiều thế mạnh để phát triển loại hình du lịch đang là xu thế này.

Nhiều kinh nghiệm hay được Bạc Liêu rút ra khi nhìn từ tỉnh bạn, trước hết là tổ chức các lớp tập huấn về du lịch cộng đồng nhằm nâng cao sự hiểu biết của cộng đồng dân cư tại địa phương. Làm sao cho chính người dân hiểu được lợi ích từ du lịch cộng đồng, chỉ có lợi ích thiết thân mới khuyến khích người dân tham gia. Ngành chức năng cũng cần quy hoạch xây dựng trung tâm du lịch cộng đồng thí điểm tại địa phương với nhiều hạng mục, trong đó có bãi đậu xe, khu dịch vụ ăn uống, khu mua bán các sản phẩm của địa phương, khu quà lưu niệm. Thành lập câu lạc bộ về du lịch cộng đồng, khuyến khích người dân tham gia để cùng chia sẻ kinh nghiệm, học tập và trao đổi thông tin. Thực hiện thí điểm, chọn một số hộ dân có điều kiện để cải tạo, xây dựng các cơ sở lưu trú cho du khách theo mô hình nghỉ tại nhà dân; Nhà nước có chính sách cho người dân vay vốn để mạnh dạn đầu tư phát triển các dịch vụ ăn uống, dịch vụ lưu trú.

Bảo tồn, phát huy giá trị các hoạt động văn hóa, lễ hội truyền thống, đào tạo đội ngũ kế thừa để gìn giữ đúng bản chất những hoạt động này, tránh bị biến thể hoặc mai một. Đầu tư, cải tạo và phát triển các làng nghề truyền thống để nâng cao hiệu quả của việc khai thác tham quan trải nghiệm, thực hành công việc, đồng thời giúp giải quyết đầu ra cho các sản phẩm làm ra từ làng nghề.

Với những gì học hỏi từ những tỉnh bạn về du lịch cộng đồng, cộng với sự đồng bộ và khẩn trương đề ra các giải pháp phát triển du lịch, Bạc Liêu hy vọng sẽ sớm là điểm đến du lịch cộng đồng lý tưởng của du khách.

Nguồn Công Luận: https://congluan.vn/bac-lieu-phat-trien-du-lich-cong-dong-post238556.html